You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1mẫu đề ăn mòn của Mr.Bình  Empty mẫu đề ăn mòn của Mr.Bình Sat Dec 31, 2011 9:03 pm

DUYLINH

DUYLINH
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
[You must be registered and logged in to see this link.]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa: Kỹ thuật Xây dựng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ môn: Cơ học – Vật liệu


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN


1. Thông tin về học phần

Tên học phần : Ăn mòn và bảo vệ vật liệu
Mã học phần :
Số tín chỉ : 2
Đào tạo trình độ : Đại học, Cao đẳng
Giảng dạy cho ngành : Thiết kế tàu thủy và Đóng tàu thủy
Cho sinh viên năm thứ : 3 (ĐH), 2 (CĐ)
Học phần tiên quyết : Hóa đại cương, Lý đại cương, Vật liệu kỹ thuật.

Phân bổ tiết giảng của học phần:

- Nghe giảng lý thuyết : 14
- Làm bài tập trên lớp : 2
- Thảo luận : 12
- Thực hành, thực tập (phòng thí nghiệm, doanh nghiệp, studio, điền giã…): 2
- Tự nghiên cứu : 60

2. Thông tin về giảng viên

2. Tóm tắt nội dung học phần

Học phần cung cấp cho người học kiến thức, các cơ sở hóa lý của quá trình ăn mòn và có cách nhìn cụ thể về từng dạng ăn mòn, hành vi và đặc điểm của chúng trong từng môi trường. Từ đó, có sự phân tích khoa học các quá trình ăn mòn để đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp, hiệu quả trong công tác chống ăn mòn, nhằm giảm thiểu thiệt hại, nguy hại do ăn mòn luôn rình rập đe dọa con người nói riêng và môi trường nói chung. Và đó cũng chính là nội dung người học, cùng với sự hướng dẫn của Giảng viên, lựa chọn áp dụng cho một kết cấu cụ thể trong thực tế để hoàn thành tiểu luận của môn học này.
3. Nội dung chi tiết học phần
3.1. Danh mục vấn đề của học phần

1. Cơ sở quá trình ăn mòn và bảo vệ kim loại
2. Các dạng ăn mòn có liên quan đến phá hủy cơ học
3. Ăn mòn và bảo vệ kim loại trong các môi trường sử dụng
4. Ăn mòn và bảo vệ vật liệu phi kim loại.








3.2. Xây dựng chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng vấn đề của học phần

Vấn đề 1: Cơ sở quá trình ăn mòn và bảo vệ kim loại

Nội dung Mức độ
Kiến thức

1. Các khái niệm cơ bản về ăn mòn
2. Điện thế điện cực, sự phân cực và tốc độ ăn mòn
3. Sự thụ động kim loại và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ăn mòn
4. Các dạng ăn mòn
5. Bảo vệ chống ăn mòn kim loại
a. Các nguyên tắc khi thiết kế kết cấu
b. Lựa chon vật liệu thích hợp
c. Xử lý bề mặt vật liệu
d. Xử lý môi trường
e. Các phương pháp bảo vệ điện hóa

Kỹ năng

1. Mô tả và nhận biết được các dạng pin ăn mòn do chênh lệch nồng độ ion trong dung dịch và do chênh lệch nồng độ oxy.
2. Vẽ, giải thích ý nghĩa thực tiễn các đường cong phân cực trong quá trình ăn mòn do chênh lệch nồng độ oxy đối với kim loại không có thụ động và có thụ động.
3. Nhận biết được các dạng ăn mòn thường gặp trong thực tế.
4. Nhận biết được sự hợp lý hay không hợp lý về thiết kế kết cấu trong bản vẽ kỹ thuật.
5. Sử dụng thành thục bảng tra để lựa chọn vật liệu và bảo vệ ý kiến của cá nhân về sự lựa chọn về vật liệu thích hợp cho các môi trường: HNO3; kiềm (NaOH, KOH); HCL nóng; H2SO4 loãng và đặc; …
6. Lựa chọn vật liệu bền ăn mòn thích hợp cho các môi trường: khí quyển, oxy hóa mạnh, nóng, nước biển, … và cho các môi trường ăn mòn cần độ bền cao.
7. Chọn và xác định được ký hiệu, thành phần, đặc điểm bền ăn mòn và phạm vi ứng dụng của một số mác thép không gỉ.
8. So sánh được các chỉ tiêu kinh tế và độ bền ăn mòn của thép HSLA và thép cácbon.
9. Phân biệt được các công nghệ xử lý bề mặt, đặc điểm và phạm vi ứng dụng của các phương pháp: xử lý thụ động, xử lý nhiệt khuếch tán, phủ niken, mạ điện.
10. Chọn được loại sơn chống ăn mòn thích hợp cho sản phẩm hoặc vật liệu bởi các điều kiện khác nhau của môi trường và tính chất làm việc: khí quyển biển, hóa chất, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, lò sấy, lò nướng, lò tôi, …
11. Vẽ và phân tích được đường cong phân cực khi bảo vệ bằng protector, nguyên tắc bảo vệ catôt bằng dòng điện ngoài, nguyên tắc bảo vệ anôt và các điều kiện để bảo vệ anôt…
12. Phân tích được khả năng và phạm vi áp dụng của phương pháp bảo vệ bằng các công nghệ xử lý bề mặt, so với việc lựa chon vật liệu bền ăn mòn và bảo vệ điện hóa.

2
Vấn đề 2: Các dạng ăn mòn có liên quan đến phá hủy cơ học

Nội dung Mức độ
Kiến thức

1. Ý nghĩa và các phương pháp nghiên cứu
2. Cơ chế phá hủy do ăn mòn ứng suất
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới ăn mòn ứng suất
4. Chống ăn mòn ứng suất
5. Hiện tượng mòn mỏi do hydro
6. Ăn mòn mỏi, ăn mòn xói mòn, mài mòn

Kỹ năng

1. Nhận biết được một số trường hợp điển hình về sự phá hủy do ăn mòn ứng suất.
2. Vẽ và nhận biết được các đặc điểm của các giai đoạn phát triển vết nứt khi ăn mòn ứng suất.
3. Phân biệt được một số loại vật liệu kim loại nhạy cảm với ăn mòn ứng suất trong một số mối trường xác định: nhôm và hợp kim nhôm, đồng và hợp kim đồng, thép và nước biển, nước ngọt, khí quyển.
4. Nhận biết và mô tả được hiện tượng giòn hydro, các nguyên nhân, các nguồn đưa hydro vào kim loại, cơ chế và biện pháp khắc phục.
5. Nhận biết được các điểm giống nhau và khác nhau giữa các dạng ăn mòn mỏi, ăn mòn - mài mòn, ăn mòn – xói mòn thường gắp trong thực tế, các giải pháp khắc phục.



Vấn đề 3: Ăn mòn và bảo vệ kim loại trong các môi trường

Nội dung Mức độ
Kiến thức

1. Ăn mòn khí quyển
a. Ảnh hưởng của độ ẩm
b. Vai trò chất ô nhiễm và cấu trúc của lớp ăn mòn ẩm trên thép
c. Ăn mòn khí quyển và biện pháp bảo vệ chống ăn mòn khí quyển
2. Ăn mòn trong môi trường đất
a. Cấu trúc, đặc điểm và cơ chế của quá trình ăn mòn trong đất
b. Pin ăn mòn
c. Hoạt động của vi khuẩn, ăn mòn và chống ăn mòn do vi khuẩn
d. Ăn mòn do dòng điện rò rỉ trong đất.
3. Ăn mòn trong môi trường nước ngọt
a. Ảnh hưởng của khí hòa tan, của độ pH, của các muối hòa tan
b. Ăn mòn và chống ăn mòn trong môi trường nước ăn
c. Ăn mòn và chống ăn mòn trong môi trường công nghiệp
d. Ăn mòn và chống ăn mòn trong hệ thống hơi nước
4. Ăn mòn trong môi trường nước biển
a. Đặc điểm của ăn mòn trong nước biển
b. Ăn mòn galvanic trong nước biển
c. Ăn mòn thép các bon trong nước biển
d. Ăn mòn thép hợp kim trong nước biển
e. Ăn mòn trong vùng nước lợ
f. Ăn mòn trong các thiết bị lọc nước
g. Chống ăn mòn trong môi trường nước biển
5. Ăn mòn khô
a. Ôxy hóa một số kim loại
b. Ăn mòn khô trong môi trường chí clo, khí sunfua và cacbua, trong kim loại lỏng.
c. Các phương pháp nghiên cứu và chống ăn mòn khô


Kỹ năng

1. Nhận biết và phân tích được một số trường hợp điển hình về sự phá hủy do ăn mòn của các môi trường khác nhau.
2. Lựa chon được các giải pháp đạt hiệu quả trong công tác chống ăn mòn bởi cấc môi trường khác nhau.
3. Phân tích, lựa chon và tính toán được các phương pháp, chi phí chống ăn mòn cho vỏ tàu thủy và các thiết bị trên tàu thủy.



Vấn đề 4: Ăn mòn và bảo vệ vật liệu phi kim loại

Nội dung Mức độ
Kiến thức

1. Ăn mòn và phá hủy vật liệu polyme
a. Sự phân hủy và cơ chế phá hủy
b. Sự hóa già polyme
c. Ăn mòn hóa học polymeự trương phồng và hòa tan polyme
d. Đặc điểm ăn mòn một số vật liệu polyme
2. Ăn mòn vật liệu vô cơ
a. Cơ chế ăn mòn vật liệu vô cơ
b. Đặc điểm ăn mòn vật liệu vô cơ
c. Đặc điểm ăn mòn của vật liệu tự nhiên
3. Đặc điểm ăn mòn của vật liệu compozit.



Kỹ năng

1. Lựa chọn, đề xuất và bảo vệ chính kiến của mình về đặc điểm, phạm vi áp dụng, các dạng phá hủy và các phương pháp chống ăn mòn một số vật liệu liệu vô cơ, polyme và compozit thông dụng.
2. Khả năng ứng dụng vật liệu phi kim loại trong công nghệ đóng, sửa và thay thế về vật liệu cho các thiết bị tàu thủy.


4. Hình thức tổ chức dạy - học

4.1. Lịch trình chung

Vấn đề
Phân bổ số tiết cho hình thức dạy - học Tổng
Lên lớp Thực hành, Thực tập Tự nghiên cứu
Lý thuyết Bài tập Thảo luận
Vấn đề 1 8 1 3 2 24 36
Vấn đề 2 3 4 14 21
Vấn đề 3 3 4 14 21
Vấn đề 4 2 2 8 12

4.2. Lịch trình tổ chức dạy - học cụ thể

4.3. Điều kiện hỗ trợ để dạy - học học phần

Để thực hiên được các vấn đề của học phần đạt chuẩn, yêu cầu khoa, bộ môn đảm bảo có phòng học thích hợp và bố trí máy chiếu, bố trí đi điền giã tại một vài cơ sở sản xuất trong thành phố Nha Trang.

5. Tài liệu

TT Tên tác giả Tên tài liệu Năm
xuất bản Nhà
Xuất bản Địa chỉ khai thác tài liệu Mục đích
sử dụng
Học Tham khảo
1 Nguyễn Văn Tư Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2009 KHKT Thư viện X
2 Chu Hữu Dân Ăn mòn và bảo vệ vật liệu 2000 Nội bộ Thư viện X

6. Chính sách/Quy định đối với học phần và yêu cầu khác của giảng viên

- Dự lớp đầy đủ theo quy chế và hoàn thành đầy đủ bài tập lớn của học phần.
- Giảng viên giới thiệu đề cương nghiên cứu và trọng tâm kiến thức cơ bản các chương.
- Tăng cường đối thoại giữa giảng viên và học viên ở từng vấn đề chuyên môn và trong quá trình viết tiểu luận.
- Sinh viên tự nghiên cứu tài liệu theo đề cương được hướng dẫn và tổng hợp kiến thức của học phần qua tiểu luận của học phần.

7. Đánh giá quá trình trong dạy và học

7.1. Thang điểm đánh giá bộ phận, điểm học phần:

- Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau: (Máy tính thực hiện).

Loại Thang điểm số Thang điểm chữ
Đạt
Giỏi 9 – 10 A
8,5 – 8,9 A-
Khá 8,0 – 8,4 B+
7,0 – 7,9 B
Trung bình 6,5 – 6,9 B-
6,0 – 6,4 C+
5,5 – 5,9 C
Trung bình yếu 5,0 – 5,4 C-
4,5 – 4,9 D+
4,0 – 4,4 D
Không đạt
Kém 3,0 – 3,9 D-
0 - 2,9 F

7.2. Các hoạt động đánh giá

TT Các chỉ tiêu đánh giá Phương pháp đánh giá Trọng số
(%)
1 Tham gia học trên lớp (TGH): chuẩn bị bài tốt, tích cực thảo luận… Quan sát, điểm danh 5
2 Tự nghiên cứu: (TNC): hoàn thành nhiệm vụ giảng viên giao trong tuần, bài tập nhóm/tháng/học kỳ… Chấm
bài tập 10
3 Hoạt động nhóm (HĐN) Trình bày báo cáo 10
4 Kiểm tra giữa kỳ (KT) Viết 10
5 Kiểm tra đánh giá cuối kỳ (KTCK) Chấm bài tập lớn 15
6 Thi kết thúc học phần (THP) Vấn đáp 50
ĐHP = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số + THP× tr.số.
ĐQT = TGH × tr.số + TNC × tr.số + HĐN × tr.số + KT ×tr.số + KTCK× tr.số.
Ghi chú:

- Tuỳ học phần để lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá nêu trên cho phù hợp.
- Cột phương pháp đánh giá: phải chọn một trong các phương pháp gợi ý trên, để quy định, làm cơ sở để người dạy và học thực hiện đúng cam kết. Không nêu chung chung tất cả các phương pháp trong cột này. Ghi cụ thể thời gian thực hiện cho từng nội dung để SV biết thực hiện và căn cứ để giảng viên đánh giá thái độ học của SV.
- Tỷ trọng của các mục từ 1 đến 5 quy định thống nhất là 50%, tuỳ học phần, giảng viên phân bổ cho từng mục.

8. Chế độ quản lý

1. Đề cương chi tiết học phần được quản lý tại: Giảng viên, Bộ môn, Phòng Đào tạo ĐH - SĐH, Phòng ĐBCLĐT & KT và đăng trên Website của Khoa và Trường.
2. Giảng viên có trách nhiệm:

- Khi được đơn vị phân công phụ trách học phần, giảng viên (Trường hợp học phần có một giảng viên phụ trách)/nhóm giảng viên có trách nhiệm biên soạn bổ sung vào đề cương chi tiết học phần các mục sau (xem phụ lục):

• Thông tin về giảng viên (nằm sau mục Thông tin về học phần)
• Lịch trình tổ chức dạy - học cụ thể (nằm sau mục Lịch trình chung).

- Cập nhật thông tin có sự thay đổi so với bản gốc của đề cương chi tiết học phần (sau khi được nhóm giảng viên biên soạn đề cương học phần thông qua, được Bộ môn xác nhận) và báo cáo các đơn vị chức năng quản lý.
- Giới thiệu địa chỉ tra cứu đề cương chi tiết học phần để sinh viên tự lấy thông tin. Hướng dẫn sinh viên thực hiện đề cương trong tiết dạy đầu tiên của học phần.



GIẢNG VIÊN BIÊN SOẠN TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)




Lê Văn Bình Trần Gia Thái Trần Gia Thái

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết