You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DUYLINH

DUYLINH
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
(QT) -
Là hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, Việt Nam và
Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Tình
hữu nghị, đoàn kết giữa hai Đảng, hai nước Việt - Lào và sự gắn bó keo
sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào được Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản trực tiếp gây dựng nền móng, được
các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước, cùng nhân dân hai
nước quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp.

Để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam
trong giai đoạn mới, cần tiếp tục tập trung thực hiện những định hướng
lớn đã được thỏa thuận giữa hai Bộ Chính trị tháng 1/2008 tại Viêng Chăn
và tiếp tục thực hiện 6 chương trình mục tiêu đã được thỏa thuận tại
Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ giai đoạn 2006-2010. Thực hiện
thắng lợi chương trình hợp tác giai đoạn 2006- 2010 sẽ tạo những tiền đề
vật chất cần thiết cho việc xây dựng chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào,
Lào-Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020.

Phấn đấu đưa quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào lên tầm cao mới  2012wer6545dfgfdgfdgfdgdfy57656ghgfhfgre6765
Những nghệ sĩ đến từ đất nước Lào anh em tham gia biểu diễn tại Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á lần thứ 3, Quảng Trị - 2012 -Ảnh:PV


Định hướng cơ bản của chiến lược hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 là: “Phát huy truyền thống quan hệ đặc biệt Việt
Nam-Lào, Lào - Việt Nam trở thành động lực tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ
trong hợp tác kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế-xã hội và hội nhập của mỗi nước”. Trong đó, không ngừng nâng cao nhận
thức và làm sâu sắc thêm quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam
trong hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế ngang tầm với quan hệ truyền thống giữa
hai nước.

Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo: coi trọng, phát triển và củng cố mối quan
hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa
hai nước và coi đây là nhiệm vụ có tầm chiến lược to lớn, thiết thực
phục vụ lợi ích đảm bảo ổn định an ninh chính trị và phát triển của mỗi
nước. Coi hợp tác và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực là nhiệm vụ chiến lược lâu dài giữa hai nước nhằm hình
thành một thế hệ mới kế cận có đầy đủ năng lực và nhận thức một cách sâu
sắc về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và hợp
tác toàn diện giữa hai nước, tạo lòng tin vững chắc, lâu dài lẫn nhau,
góp phần tăng cường bền vững mối quan hệ giữa hai Đảng và hai Nhà nước.
Đặc biệt coi trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị, nhất
là đội ngũ cán bộ các cấp của các địa phương Lào, cán bộ làm việc ở các
dự án giữa hai nước; kết hợp hài hòa giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa số
lượng và chất lượng, giữa đào tạo chính quy các bậc học với đào tạo
nghề.

Thường xuyên phối hợp và cụ thể hóa quan điểm về quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam trên tinh thần các tuyên bố chung và thỏa
thuận cấp cao giữa lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vào các nội dung hợp
tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Từng bước nâng
cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có
lợi và tinh thần quan hệ đặc biệt theo luật pháp của mỗi nước trên cơ sở
những nội dung sau:

Tiếp tục đầu tư và phát huy những tiềm năng, lợi thế của hai nước nhằm
bổ sung nguồn lực cho nhau, phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi nước theo từng giai đoạn, góp phần thực hiện
mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào trong 10 năm tới, đưa
nước Lào thoát khỏi nước kém phát triển vào năm 2020.

Phấn đấu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước. Quan tâm đặc biệt tới
việc bảo đảm kết nối giao thông đường bộ trên các trục huyết mạch và các
tuyến kết nối qua biên giới với các cảng biển của Việt Nam để phục vụ
đầu tư, thương mại và hội nhập giữa hai nước trên nguyên tắc đầu tư đồng
bộ và đồng thời giữa hai bên.

Tăng cường và nâng cao vai trò hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các bộ,
ngành, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hai nước. Gắn phát triển kinh
tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, đặc biệt là các địa phương có
chung đường biên giới nhằm phát triển các địa phương khu vực biên giới
trở thành hậu phương chiến lược vững chắc, ổn định, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác lâu dài, tạo sự gắn bó, tin tưởng lẫn nhau lâu dài.

Hai bên phối hợp chặt chẽ việc rà soát, bổ sung sửa đổi các văn bản thỏa
thuận, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách mới phù hợp với luật pháp
và tình hình thực tế mỗi nước, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa hai
nước và thông lệ quốc tế, tạo sự chuyển biến trong hợp tác kinh tế cũng
như hội nhập quốc tế và khu vực của mỗi nước.

Phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các cam kết và có sự đồng thuận
trong các khuôn khổ hợp tác đa phương đối với những vấn đề có liên quan
đến hai nước.

Trên cơ sở những kết quả to lớn của sự hợp tác toàn diện Việt Nam- Lào,
Lào-Việt Nam những năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước
thống nhất đặt ưu tiên cao nhất cùng phấn đấu nâng quan hệ đặc biệt Việt
Nam-Lào, Lào-Việt Nam lên tầm cao mới, theo phương châm chất lượng và
hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tăng trưởng kinh
tế bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng và có vị thế xứng đáng trên
trường quốc tế.

TỪ QUANG HOÁ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết