You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DUYLINH

DUYLINH
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
(QT) -
Quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là quan hệ đặc biệt quy định sự
sống- còn của hai dân tộc. Các điều kiện tự nhiên, địa - chiến lược, địa
- quân sự là một trong những yếu tố chi phối quan hệ Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam. Các yếu tố đó đặt ra yêu cầu tất yếu về sự hợp tác và hỗ
trợ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm, xây dựng
và bảo vệ đất nước.

Việt Nam và Lào nằm ở trung tâm bán đảo Ấn - Trung, thuộc vùng Đông Nam Á
lục địa. Trong phạm vi bán đảo Đông Dương, Việt Nam nằm ở phía đông
Trường Sơn như một bao lơn nhìn ra biển, Lào nằm ở sườn tây dãy Trường
Sơn, lọt sâu vào đất liền của bán đảo. Như vậy dãy Trường Sơn được ví
như cột sống của hai nước, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền
giữa Việt Nam và Lào.

Việt Nam và Lào là những nước thuộc loại “vừa” và “tương đối nhỏ” sống
bên cạnh nhau chiếm vị trí địa chiến lược quan trọng ở vùng Đông Nam Á
do nằm kề con đường giao thương hàng hải hàng đầu thế giới, nối liền
Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Về quốc phòng,
bờ biển Việt Nam ở phía đông tương đối dài nên việc bố phòng về mặt
biển gặp không ít trở ngại.

Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam  6.jpgtyyyyyyyyyy6587fjhgjhgjrt7867udfsgdgd
Trong khi đó
dựa vào địa hình hiểm trở, nhất là với dãy Trường Sơn - một “lá chắn
chiến tranh” hùng vĩ, một lợi thế tự nhiên che chắn cho cả Việt Nam và
Lào, nên chẳng những hai nước có thể khắc phục được những điểm yếu “hở
sườn” ở phía đông mà còn phát huy được sự cần thiết dựa lưng vào nhau
tạo ra vô vàn cách đánh của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam là tài sản vô giá, là
quy luật giành thắng lợi của hai dân tộc. Quan hệ Việt Nam - Lào, Lào -
Việt Nam là mối quan hệ giữa hai dân tộc cùng chung lý tưởng chiến đấu.
Việt Nam, Lào, Campuchia tuy là ba nước nhưng đều nằm trong một xứ, đều
bị thực dân Pháp thống trị và áp bức. Giai cấp vô sản và nhân dân lao
động bị áp bức trong ba nước muốn đánh đổ thực dân Pháp, giành lại độc
lập, đánh đổ chế độ phong kiến để giải phóng cho mình thì không thể đấu
tranh riêng lẻ được.

Ngay sau khi hợp nhất ba tổ chức cộng sản và lấy tên là Đảng Cộng sản
Việt Nam, Đảng đã thông qua các văn kiện “Chánh cương vắn tắt của Đảng”,
“Sách lược vắn tắt của Đảng” “Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt
của Đảng”. “Sách lược vắn tắt” và “Chương trình tóm tắt” chứa đựng tinh
thần yêu nước chân chính kết hợp với tinh thần quốc tế trong sáng. Với
những văn kiện đó, nhất là “Luận cương chánh trị” của Đảng Cộng sản Đông
Dương sau đó đã xác định cụ thể, toàn diện về mặt lý luận cho mối quan
hệ giữa phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào, đặt
phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào với các tổ
chức đảng trong các xứ Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai Lao, Cao Miên dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam đã được khẳng định trong
lịch sử, in đậm những mốc son sáng chói về tình nghĩa ruột thịt, thủy
chung trong sáng, nương tựa lẫn nhau, sống chết có nhau: Nhân dân Lào đã
cùng Việt kiều tích cực đấu tranh chống chế độ thuộc địa, phối hợp và
ủng hộ cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1939 và tiến hành cuộc vận
động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền giai đoạn 1939- 1945.

Hợp tác, giúp nhau chống thực dân Pháp xâm lược; phối hợp đấu tranh thực
hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế
quốc Mỹ, thiết lập quan hệ ngoại giao (1954- 1962); phát triển liên minh
chiến đấu, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành
thắng lợi hoàn toàn (1973 -1975); quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào -
Việt Nam trong giai đoạn khảo nghiệm, mở đường đổi mới (1976- 1986);
quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986- nay).

Trong tiến trình cách mạng đó, mỗi bước phát triển của cách mạng Lào tạo
hậu thuẫn cho cách mạng Việt Nam giành thắng lợi và ngược lại, thắng
lợi của cách mạng Việt Nam tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển.
Mối quan hệ đó xuất phát từ yêu cầu khách quan của công cuộc đấu tranh
giải phóng mang bản chất quốc tế vô sản, mang lại hiệu quả rõ rệt.

Trong sự nghiệp chung đó, Lào và Việt Nam đã trở thành những người bạn,
người đồng chí, người anh em máu thịt. Đó là một mối quan hệ xưa nay
hiếm - một mối quan hệ láng giềng tự nhiên, có lịch sử gắn bó lâu dài,
chung một dãy Trường Sơn, chung một dòng sông Mê kông, chung một ý thức
hệ...

Đối với nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, quan hệ đặc biệt được coi là
lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian
nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Việt - Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu
như nước Hồng Hà, Cửu Long”.

Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới
cũng đã có những tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng
chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt,
lâu dài, toàn diện như vậy”.

Nhìn lại lịch sử đã qua, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách
mạng Lào luôn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, quý báu, chí tình,
chí nghĩa và có hiệu quả mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước
dành cho sự nghiệp cách mạng của nhau. Những thắng lợi đó không chỉ có ý
nghĩa sâu sắc đối với nhân dân Lào, mà còn là nguồn cổ vũ, động viên to
lớn đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi
mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bước sang thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra
ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại trên tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là kinh tế, khoa học, công nghệ, thương mại... Đó là xu
thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích
cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Thế giới
đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có
thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương.

Mặt khác vị trí chiến lược của Đông Nam Á ở khu vực châu Á Thái Bình
Dương từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa
các nước lớn trên thế giới. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Đại hội IX của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng định đường lối,
chính sách coi trọng, không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị
truyền thống, đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào,
coi đó là di sản vô giá của hai dân tộc và là quy luật phát triển, là
một trong những nhân tố đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc ở mỗi nước.

NGUYỄN VŨ QUYỀN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết