1 Khi người Việt 'xấu xí' ở nước ngoài Mon Sep 10, 2012 1:36 pm
DUYLINH
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
Khách Việt ăn tham?
Mới đây, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Từ bức ảnh, không khó để nhận ra tác dụng của dòng chữ Việt được viết trên chiếc bảng là để “cảnh báo” những vị khách Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath (bạt) đến 500 bath. Xin cảm ơn!”.
Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên đại đa số đều cảm thấy xấu hổ khi người Việt bị “phân biệt đối xử” nơi đất khách như vậy. Mặc dù có nhiều ý kiến tỏ rõ sự tự ái khi nhà hàng Thái Lan kia chỉ cảnh báo người Việt, nhưng cũng có một sự thật là nhiều người khách Việt đã “gửi” lại những hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế từ những chuyến du lịch xuất ngoại của mình. Trước đó, hồi tháng 7/2012, một đoạn clip ăn buffet như ăn cướp tại một nhà hàng ở TP.HCM đã gây sốc cho cộng đồng mạng. Người ta choáng bởi kiểu giành giật món ăn, những tiếng gào thét, la ó như tăng thêm sự “kinh khủng” cho bữa tiệc này.
Thêm một lần nữa, văn hóa ăn uống của người Việt lại trở thành một đề tài đáng phải đem ra xem xét. Có lẽ, văn hóa buffet vẫn còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam vì tình trạng trên không những xảy ra thường xuyên ở trong nước mà ngay cả khi đi ra nước ngoài, tật xấu này vẫn không hề thay đổi. Anh Sơn, một nghiên cứu sinh đang theo học tại Singapore chia sẻ: “Mình ăn buffet tại một số nhà hàng bên này thì cũng thấy có biển ghi bằng tiếng Việt: “Lấy vừa đủ ăn”. Lúc đầu thì cũng không để ý, nhưng sau nhận ra không hề có biển các nước khác thì thấy rất xấu hổ”.
Ồn ào, tò mò và thích xả rác
Từ chuyện ăn buffet, có thể nhận thấy trong mắt bạn bè quốc tế, nhiều du khách Việt còn có không ít tật xấu khác như ồn ào, thích vứt rác bừa bãi, thậm chí cả ăn cắp vặt. Một trong những “ấn tượng” đầu tiên của người nước ngoài về người Việt, ngoài sự nhiệt tình, cởi mở thì “người Việt rất ồn ào”. Sự ồn ào thể hiện ngay ở văn hóa bấm còi inh ỏi trên đường hay nói chuyện “maximum” mọi lúc mọi nơi: trong thang máy, trên xe buýt, thậm chí giữa cuộc họp. Một thói quen xấu khác cũng phổ biến không kém và thường bị bắt gặp ở du khách Việt là thói quen xả rác bừa bãi.
“Nếp nhà” này được nhiều người giữ nguyên khi du lịch nước ngoài. "Tôi chưa bao giờ chứng kiến hành vi nào đáng hổ thẹn như thế trong nhà hàng. Họ bốc đồ ăn bằng tay, không có bất cứ loại màn vệ sinh nào. Thật khó tin rằng người Việt có một nền văn hóa hàng ngàn năm. Vì Chúa hãy bắt đầu cư xử như những người trưởng thành lịch sự đi". Mặc dù thùng rác công cộng không ít, thế nhưng dường như đã quen với kiểu “tiện đâu ném đấy” nên bất cứ chỗ nào cũng có thể bị du khách Việt biến thành “nơi chứa rác”. “Mình đi mãi mà không thấy chỗ nào để vứt nên mình để lại luôn.
Mà mình để túi rác rất gọn gàng chứ có vứt tung ra đâu. Sẽ có công nhân vệ sinh dọn thội” – một du khách người Việt hồn nhiên nói. Một điều nữa đáng bàn là khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thường không quan tâm đến văn hóa nước bạn. Gọi đây là thói xấu thì hơi quá, nhưng nếu coi đó là “một sự lãng phí lớn” thì điều này cũng đáng để suy ngẫm. Thử nghĩ xem, bạn phải bỏ một khoản tiền lớn cho những chuyến tham quan ngoài biên giới.
Vậy tại sao không nhân cơ hội này để vừa thăm thú cảnh đẹp, vừa học hỏi tinh hoa văn hóa của đất nước mà bạn đến thăm? Anh Giang, hướng dẫn viên của một công ty du lịch, chia sẻ: “Người nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu, họ sẽ tìm hiểu về văn hóa Việt Nam trước lúc sang đây. Khi được hướng dẫn viên thuyết trình về các địa danh lịch sử, họ đều chăm chú lắng nghe, có thể hỏi lại những điều chưa rõ. Thế nhưng, nhiều khách Việt lại khác.
Trong khi hướng dẫn viên cố đem đến cho khách những thông tin bổ ích về lịch sử thì nhiều người lại bỏ ngoài tai, chỉ mải mê chụp ảnh”. Không thể đánh đồng tất cả người Việt Nam đều mang những "tật" trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch Việt Nam đã trở thành "con sâu làm rầu nồi canh". Xin mượn ý kiến một cư dân mạng thay cho lời kết: “Thay vì tìm cách biện hộ, mỗi chúng ta nên cần tự rút ra bài học cho bản thân trong việc hành xử, đặc biệt là ở xứ người”.
(Theo TTVN)
Mới đây, một bức hình được cho là chụp tại một nhà hàng buffet ở Thái Lan đã khiến cộng đồng mạng nổi sóng và đặt ra những suy nghĩ về văn hóa ứng xử của một số du khách Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài. Từ bức ảnh, không khó để nhận ra tác dụng của dòng chữ Việt được viết trên chiếc bảng là để “cảnh báo” những vị khách Việt: “Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu. Nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath (bạt) đến 500 bath. Xin cảm ơn!”.
Bức ảnh đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên đại đa số đều cảm thấy xấu hổ khi người Việt bị “phân biệt đối xử” nơi đất khách như vậy. Mặc dù có nhiều ý kiến tỏ rõ sự tự ái khi nhà hàng Thái Lan kia chỉ cảnh báo người Việt, nhưng cũng có một sự thật là nhiều người khách Việt đã “gửi” lại những hình ảnh không đẹp trong mắt bạn bè quốc tế từ những chuyến du lịch xuất ngoại của mình. Trước đó, hồi tháng 7/2012, một đoạn clip ăn buffet như ăn cướp tại một nhà hàng ở TP.HCM đã gây sốc cho cộng đồng mạng. Người ta choáng bởi kiểu giành giật món ăn, những tiếng gào thét, la ó như tăng thêm sự “kinh khủng” cho bữa tiệc này.
Thêm một lần nữa, văn hóa ăn uống của người Việt lại trở thành một đề tài đáng phải đem ra xem xét. Có lẽ, văn hóa buffet vẫn còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam vì tình trạng trên không những xảy ra thường xuyên ở trong nước mà ngay cả khi đi ra nước ngoài, tật xấu này vẫn không hề thay đổi. Anh Sơn, một nghiên cứu sinh đang theo học tại Singapore chia sẻ: “Mình ăn buffet tại một số nhà hàng bên này thì cũng thấy có biển ghi bằng tiếng Việt: “Lấy vừa đủ ăn”. Lúc đầu thì cũng không để ý, nhưng sau nhận ra không hề có biển các nước khác thì thấy rất xấu hổ”.
Ồn ào, tò mò và thích xả rác
Từ chuyện ăn buffet, có thể nhận thấy trong mắt bạn bè quốc tế, nhiều du khách Việt còn có không ít tật xấu khác như ồn ào, thích vứt rác bừa bãi, thậm chí cả ăn cắp vặt. Một trong những “ấn tượng” đầu tiên của người nước ngoài về người Việt, ngoài sự nhiệt tình, cởi mở thì “người Việt rất ồn ào”. Sự ồn ào thể hiện ngay ở văn hóa bấm còi inh ỏi trên đường hay nói chuyện “maximum” mọi lúc mọi nơi: trong thang máy, trên xe buýt, thậm chí giữa cuộc họp. Một thói quen xấu khác cũng phổ biến không kém và thường bị bắt gặp ở du khách Việt là thói quen xả rác bừa bãi.
“Nếp nhà” này được nhiều người giữ nguyên khi du lịch nước ngoài. "Tôi chưa bao giờ chứng kiến hành vi nào đáng hổ thẹn như thế trong nhà hàng. Họ bốc đồ ăn bằng tay, không có bất cứ loại màn vệ sinh nào. Thật khó tin rằng người Việt có một nền văn hóa hàng ngàn năm. Vì Chúa hãy bắt đầu cư xử như những người trưởng thành lịch sự đi". Mặc dù thùng rác công cộng không ít, thế nhưng dường như đã quen với kiểu “tiện đâu ném đấy” nên bất cứ chỗ nào cũng có thể bị du khách Việt biến thành “nơi chứa rác”. “Mình đi mãi mà không thấy chỗ nào để vứt nên mình để lại luôn.
Mà mình để túi rác rất gọn gàng chứ có vứt tung ra đâu. Sẽ có công nhân vệ sinh dọn thội” – một du khách người Việt hồn nhiên nói. Một điều nữa đáng bàn là khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài thường không quan tâm đến văn hóa nước bạn. Gọi đây là thói xấu thì hơi quá, nhưng nếu coi đó là “một sự lãng phí lớn” thì điều này cũng đáng để suy ngẫm. Thử nghĩ xem, bạn phải bỏ một khoản tiền lớn cho những chuyến tham quan ngoài biên giới.
Vậy tại sao không nhân cơ hội này để vừa thăm thú cảnh đẹp, vừa học hỏi tinh hoa văn hóa của đất nước mà bạn đến thăm? Anh Giang, hướng dẫn viên của một công ty du lịch, chia sẻ: “Người nước ngoài, đặc biệt là khách châu Âu, họ sẽ tìm hiểu về văn hóa Việt Nam trước lúc sang đây. Khi được hướng dẫn viên thuyết trình về các địa danh lịch sử, họ đều chăm chú lắng nghe, có thể hỏi lại những điều chưa rõ. Thế nhưng, nhiều khách Việt lại khác.
Trong khi hướng dẫn viên cố đem đến cho khách những thông tin bổ ích về lịch sử thì nhiều người lại bỏ ngoài tai, chỉ mải mê chụp ảnh”. Không thể đánh đồng tất cả người Việt Nam đều mang những "tật" trên, nhưng đó cũng là một bộ phận không nhỏ. Và trong mắt không ít người ngoại quốc, nhiều trường hợp khách du lịch Việt Nam đã trở thành "con sâu làm rầu nồi canh". Xin mượn ý kiến một cư dân mạng thay cho lời kết: “Thay vì tìm cách biện hộ, mỗi chúng ta nên cần tự rút ra bài học cho bản thân trong việc hành xử, đặc biệt là ở xứ người”.
(Theo TTVN)