You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

DUYLINH

DUYLINH
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
ADMIN_Vì Sự Nghiệp cống Hiến Diến Đàn
(QT) -
Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào
tháng 2/1930 và sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng
10/1930), mối quan hệ truyền thống, lâu đời của hai dân tộc Việt Nam-
Lào được nâng lên thành quan hệ đặc biệt, không ngừng được hai Đảng, hai
Nhà nước, nhân dân hai nước vun đắp và đạt được những thành tựu có ý
nghĩa quan trọng.

Trung tuần tháng 8/1945, thời cơ giành độc lập cho Đông Dương đã đến,
lãnh tụ Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
quyết định Tổng khởi nghĩa và tiến hành Hội nghị toàn Đảng tại Tân Trào
(Tuyên Quang vào ngày 14 và 15/8/1045).

Vào thời điểm này, Bác Hồ gặp các đồng chí đại biểu Xứ ủy Lào, Người
dặn: Thời cơ rất thuận lợi cho nhân dân Đông Dương, ở đâu có điều kiện,
phải giành được chính quyền khi Đồng minh vào... Nhân dân hai nước Việt,
Lào chớp thời cơ, tiến hành khởi nghĩa thành công tháng 8/1945. Đó là
kỳ tích đầu tiên của hai nước Việt Nam- Lào, của quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ phát
triển rực rỡ trong giai đoạn sau.

Những thành tựu quan trọng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam  7.jpgsdddddddddddddddddddddddddddt4756856ehgry56
Trên công trường thủy điện Xêkaman (Lào), công trình quan trọng trong chương trình hợp tác năng lượng Việt Nam- Lào - Ảnh: TL


Hai dân tộc Việt Nam, Lào vừa giành được quyền độc lập, đã phải đối phó
ngay với thực dân Pháp quay trở lại xâm lược. Bên cạnh mở rộng mặt trận
ngoại giao, liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới, đặc
biệt với các nước lân cận để củng cố công cuộc cách mạng của mình, việc
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt đầu tiên cho nhiệm vụ tăng
cường quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trở nên cấp bách. Việt Nam
tận tình giúp Lào đào tạo cán bộ, truyền bá kinh nghiệm vận động quần
chúng, giúp đỡ bạn xây dựng cơ sở chính trị, lực lượng vũ trang tuyên
truyền, tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các khu kháng chiến, từng
bước đưa phong trào cách mạng Lào phát triển.

Cuối tháng 4 đến giữa tháng 5/1953, liên quân chiến đấu Việt Nam - Lào
mở chiến dịch Thượng Lào giành thắng lợi lớn, giải phóng toàn bộ tỉnh
Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ, mở rộng căn cứ địa
cách mạng Lào. Đối với Việt Nam, chiến dịch Thượng Lào đã góp phần phân
tán lực lượng địch, phá tan âm mưu củng cố vùng Tây Bắc và bình định
vùng đồng bằng Bắc bộ của Pháp.

Tiếp đó, từ tháng 12/1953 đến tháng 5/1954, liên quân chiến đấu Việt
Nam- Lào mở chiến dịch Trung- Hạ Lào. Thắng lợi của chiến dịch buộc Nava
phải tiếp tục phân tán khối cơ động chiến lược của chúng, góp phần làm
giảm khối chủ lực của địch trên chiến trường chính Bắc bộ, nhất là đối
với hướng chính Điện Biên Phủ.

Khi quân và dân ta tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ,
quân và dân Lào đã anh dũng chiến đấu, chặt đứt con đường chi viện chiến
lược của địch cho Điện Biên Phủ, góp phần cô lập địch ở đây, tạo điều
kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam giành thế chủ động tiến công
địch, giành thắng lợi hoàn toàn.

21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một chặng đường kế tục, phát
triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đã trở thành giá
trị thiêng liêng của hai dân tộc. Hoạt động phối hợp đấu tranh của các
cơ quan lãnh đạo cùng quân và dân Việt Nam, Lào đều xuất phát từ tình
cảm sâu đậm, trách nhiệm cao cả của hai phía Việt Nam, Lào dành cho
nhau, tạo nên những nguồn lực mới, những nấc thang phát triển mới của
nội lực từng dân tộc, của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung và mở đường đi tới toàn
thắng.

Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Lào luôn hết lòng giúp đỡ, ủng hộ
nhân dân Việt Nam. Đáp lại, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt
Nam cũng dốc hết sức vì sự nghiệp cách mạng Lào. Trên tinh thần “giúp
bạn là tự giúp mình”, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã
có mặt ở hầu hết mọi nơi trên chiến trường Lào, chấp nhận mọi gian khổ,
hy sinh, cùng nhân dân và quân đội Lào đấu tranh, đánh địch đến thắng
lợi hoàn toàn.

Sau khi hai dân tộc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,
vào ngày 18/7/1977, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã được ký hết, là
sự kiện mở đầu cho quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong giai đoạn cách
mạng mới. Đây là văn kiện mang tính chính trị, pháp lý cơ bản, bền vững
lâu dài trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng.

Hai Đảng, hai Nhà nước thường xuyên trao đổi ý kiến về vấn đề lý luận và
chỉ đạo thực tiễn sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và
Lào, khơi dậy nội lực và mở rộng quan hệ quốc tế, đem lại sự đổi mới
toàn diện cho mỗi nước. Cùng với những hoạt động bảo vệ an ninh chính
trị, chủ quyền quốc gia, hai bên còn phối hợp chặt chẽ trong đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, giúp đỡ nhau về hậu cần kỹ thuật, đặc biệt là việc tìm
kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất Lào.

Trên lĩnh vực kinh tế, hai bên chấp hành nguyên tắc hợp tác là bình
đẳng, tôn trọng chủ quyền quốc gia, cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ
nhau; đồng thời, căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà dành ưu
tiên, ưu đãi cho nhau. Điểm đặc biệt nổi bật trong quan hệ hợp tác kinh
tế Lào - Việt Nam là tinh thần giúp đỡ nhau mỗi khi nước bạn gặp khó
khăn mà không thể tự giải quyết được.

Trong hợp tác phát triển văn hóa thì lĩnh vực giáo dục, đào tạo cán bộ
được đặt ở tầm chiến lược, tác động trực tiếp tới sự phát triển của quan
hệ đặc biệt giữa hai dân tộc, được mở đầu từ thập niên 1950. Từ đó đến
suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn học sinh Lào được học
tập tại Việt Nam từ cấp tiểu học đến THPT. Việt Nam còn gửi chuyên gia
sang Lào giúp bạn xây dựng một nền giáo dục mới theo yêu cầu của bạn. Từ
sau năm 1975, Việt Nam giúp bạn đào tạo cán bộ đạt trình độ đại học và
trên đại học. Theo đó, hàng năm có hơn 1.000 cán bộ, sinh viên Lào được
bồi dưỡng, học tập tại nhiều học viện, trường đại học Việt Nam. Về phía
Việt Nam, hàng năm có từ 15-20 lưu học sinh sang học tại Đại học Quốc
gia Lào.

Đi đôi với mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà
nước, các bộ, ngành trung ương, còn có mối quan hệ kết nghĩa giữa toàn
bộ các tỉnh có chung đường biên giới cũng như các tỉnh không có chung
biên giới giữa hai nước với nhau. Các địa phương đã phối hợp chặt chẽ về
trao đổi đoàn tham quan, cùng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cũng như
cùng tháo gỡ những khó khăn giữa hai nước. Các Hội hữu nghị Việt Nam -
Lào, Lào - Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam tại Lào đã có nhiều đóng
góp đáng kể trong vai trò làm cầu nối quan trọng trong việc giữ gìn và
phát triển quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

LÊ THỊ HỒNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết